onsen-quang-hanh-banner-1
vinpearl
banner2
previous arrow
next arrow

Xây dựng kế hoạch kinh doanh homestay cho người mới

kế hoạch kinh doanh homestay cho người mới
Rate this post

Homestay đang ngày càng trở nên thịnh hạnh và được nhiều người lựa chọn mô hình này để khởi nghiệp. Tuy nhiên Kinh doanh mô hình homestay không phải dễ dàng, nhiều người thành công nhưng số người thất bại cũng không kém. Để thành công trong kinh doanh homestay thì phải có kiến thức, kinh nghiệm mà những thứ này không thể tự có với người mới. Do đó các bạn phải tìm tòi, nghiên cứu đặc biệt phải xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh homestay thực sự nghiêm túc.

Vậy một bản kế hoạch kinh doanh homestay thì phải trú trọng điều gì? Bài viết này sẽ giúp bạn xác định những nhiệm vụ trọng yếu mà một bản kế hoạch cần phải có

Homestay là gì?

Khi kinh doanh một cái gì đều phải hiểu được ý nghĩa mà mặt hàng mình muốn kinh doanh. Do đó khi muốn kinh doanh Homestay thì bạn phải hiểu homestay gì?

Homestay là nơi cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi nhưng tại nhà của người dân bản địa, hoặc được xây dựng giống với văn hóa sống của người dân bản địa nơi đó. Lựa chọn ở homestay thường đối với những du khách có sở thích khám phá và trải nghiệm những nét văn hóa, phong tục cũng như cách sống của người dân nơi đó.

Vốn đầu tư ban đầu

Vốn đầu tư ban đầu là một trong những thứ mà bạn cần quan tâm trước tiên. Bạn phải xác định được bản thân có thể huy động được bao nhiêu nguồn lực để đầu tư homestay. Từ đó bạn sẽ quyết định quy mô của homestay mà bạn chuẩn bị đầu tư để lên một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Xây dựng homestay

Tuy homestay là cơ sở lưu trú gắn liền với người bản địa. Nhưng không phải cứ là nhà người dân bản địa thì có thể kinh doanh homestay. Và việc xây dựng homestay không nhất thiết phải là một căn nhà đầy đủ. Các bạn hoàn toàn có thể thoải mái sáng tạo miễn sao đáp ứng được nhu cầu cơ bản đó là lưu trú. Do đó bạn có thể xây dựng một homestay từ một thùng container hay thuê một căn hộ chung cư để cải tạo…

Tuy nhiên khi xây dựng homestay bạn phải xác định được vị trí để xây dựng vì không phải chỗ nào cũng có thể xây dựng homestay. Vị trí của homestay bắt buộc phải gần các khu du lịch chứ không thể xây dựng tại các khu hẻo lánh không có người.

Thiết kế kiến trúc cho homestay

Về cơ bản thì homestay cũng chỉ là một cơ sở lưu trú các mô hình khác. Tuy nhiên mỗi tên gọi khác nhau sẽ tạo ra một xu hướng thiết kế, xây dựng khác nhau. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn… thì cần độ chuyên nghiệp về con người và dịch vụ. Còn đối với homestay cần sự gần gũi, phóng khoáng, độc đáo. Do đó homestay của bạn phải được thiết kế sao cho càng độc đáo càng tốt.

kiến trúc homestay độc đáo

Đối tượng khách hàng là ai?

Bất cứ loại hình kinh doanh nào đều có phân khúc khách hàng riêng, do đó để đạt hiểu quả trong kinh doanh homestay thì bạn phải xác định đối tượng hàng mà mình quan tâm đến là gì?

Đối với phân khúc khách sạn thì phân khúc khách hàng của họ chủ yếu là khách đoàn đi theo tour, có số lượng vài chục cho tới vài trăm người. Còn đối với homestay do phong cách đặc thù của loại hình này thì đối tượng khách hàng mà bạn cần quan tâm chính là những du khách lẻ là những bạn trẻ. Đây là những du khách thích khám phá, check – in, chụp ảnh. Do đó bạn phải có kế hoạch thiết kế cũng như marketing tới những vị khách như này.

Marketing cho homestay

Marketing có 2 cách đó là offline và online.

Offline chủ yếu là qua cách phục vụ tốt để người này giới thiệu người kia.

Còn online thì bạn phải quan tâm nhiều tới các trang web đặt phòng trực tuyến như booking, agoda…. và xây dựng facebook cá nhân, doanh nghiệp một cách bài bản. Khi có một fanpage cho homestay tốt bạn có thể chạy quảng cáo FB để nhiều người biết tới mình hơn.

Quản lý homestay

Quản lý homestay cũng không có gì khác đối với quản lý một nhà nghỉ, khách sạn cả. Cái khác chỉ là quy mô của homestay sẽ nhỏ hơn so với khách sạn. Tuy nhiên nếu bạn kinh doanh homestay theo dang cho thuê cả căn hộ thì bạn nên có một nhóm giữa các host để trao đôi giúp đỡ nhau.

Các thuật ngữ cần biết khi kinh doanh lưu trú: https://homestayhalong.info/kinh-nghiem/cac-thuat-ngu-can-biet-khi-kinh-doanh-can-ho-luu-tru/

Quản trị rủi ro

Bất cứ một ngành nghề nào có những rủi ro riêng của nó cho dù bạn đã có một kế hoạch cực kỳ chi tiết và bài bản nhưng vẫn không thể tránh khỏi những chuyện xảy ra ngoài dự tính. Như mất cắp, đối thủ cạnh tranh… Do đó bạn phải có tinh thần thiên biến vạn hóa đối với từng trường hợp

Bạn có thể tham khảo bài viết này để thấy được các rủi ro cũng như khó khăn mà bạn có thể gặp khi bắt đầu kinh doanh: xem thêm

Đặt tên cho homestay

Đây là một công việc nhỏ nhưng hết sức quan trọng. Đơn giản là bạn muốn người ta biết tới nhiều và được người ta nhắc đến thì bạn phải có một cái tên cho căn hộ homestay của mình. Hãy đặt một cái tên thật độc đáo, phong cách và đặc biệt phải thật dễ nhớ chứ đừng có đặt một cái tên nửa lạc nửa mỡ rất khó để đọc tên nếu không sẽ chẳng ai biết tới homestay của bạn đâu.

Trả lời

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
0918.576.489
0918.576.489
icons8-exercise-96